NoiThatXhome.vn - Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã khiến nhiều lĩnh vực tê liệt bởi mức độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp xem đây là “khoảng lặng” buộc phải chấp nhận với những chiến lược dài hạn hơn.

Doanh nghiệp xác định sống chung với dịch bệnh đến hết năm nay hoặc hết quý 1 năm sau.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, cho biết dịch bệnh xảy ra đã khiến cho các hoạt động bị ngưng trệ, buộc doanh nghiệp vừa phải duy trì hoạt động, vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ người lao động.

Theo bà Hương, năm ngoái, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng thị trường vẫn có những điểm sáng và sức bật.

Cho đến đầu năm nay, nhất là thời điểm xuất hiện làn sóng dịch bệnh lần thứ 4, doanh nghiệp phải đối mặt với kịch bản rủi ro cao nhất.

Gần như 100% nhân viên làm việc tại nhà trừ hoạt động của bộ phận dịch vụ cần thiết ở khu dân cư. Chúng tôi xác định rằng khi có dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng lộ trình đầu tư và doanh thu của doanh nghiệp”, bà Hương cho biết.

Bà Hương nhận định thời gian này là khoảng lặng bất khả kháng mà thị trường buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bà cũng đang có sự chuẩn bị cho sự phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

“Cùng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp, diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Nếu dịch bệnh kéo dài, sức phục hồi của thị trường càng giảm”, bà Hương dự báo.

Để vượt qua giai đoạn này, CEO Đại Phúc Land cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cần phải phân kỳ đầu tư, xác định sống chung với dịch bệnh đến hết năm nay hoặc hết quý 1 năm sau.

Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần tháo gỡ những rào cản về mặt chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đó chính là nguồn lực để doanh nghiệp phục hồi trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HDMon Holdings, cho rằng Covid-19 đã tạo nên xu thế mới của thị trường bất động sản.

Theo ông Tuấn, môi trường, dịch bệnh đã khiến thói quen của người dùng thay đổi. Họ cần những không gian thoải mái, xanh, sạch, để có thể vừa sống và làm việc trong bối cảnh giãn cách bởi dịch bệnh.

“Do đó, trong thời gian vừa qua, các loại hình đất nền biệt thự, liền kề, bất động sản vùng ven, các bất động sản xanh sạch được rất nhiều khách hàng quan tâm”, ông Tuấn cho biết.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho biết hiện nay, nhiều mô hình kinh doanh bất động sản mới ở thế giới gia nhập vào Việt Nam, trong khi luật pháp Việt Nam chưa có quy định.

Bản thân cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương cũng đang vướng mắc. Nhiều dự án chưa thể xử lý ngay được mà cần có sự tháo gỡ từng bước.

Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp cũng phải có cách nhìn dài hạn, chiến lược kinh doanh không chỉ đoán định, mà phải bám sát các cơ chế chính sách của cơ quan nhà nước.

Bởi lẽ, các chính sách liên quan đến bất động sản có độ trễ tương đối lâu so với chính sách khác, thường từ 6 tháng mới có tác động nhiều đến thị trường.

“Như vậy, ở góc độ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các nhà hoạt động kinh doanh bất động sản và người tham gia thị trường cần phải có cái nhìn hết sức thận trọng, chiến lược kinh doanh bảo đảm để tránh bị tác động xấu ảnh hưởng”, ông Khởi nhấn mạnh.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, cho rằng cần sớm có Luật Đất đai sửa đổi để việc giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi nhận vào trong báo cáo tài sản của doanh nghiệp một cách rõ ràng.

Mặt khác, cần phân định rõ loại hình bất động sản nào được quyền mua bán, loại hình nào cho thuê như condotel, officetel, bất động sản dịch vụ...

“Khi cấp chứng nhận đầu tư cần ghi rõ các loại hình nào được phép xây dựng để bán, để cho thuê... Nếu mập mờ giữa cấp phép xây dựng công trình mà không biết được bán hay cho thuê, thì rất khó cho doanh nghiệp”, ông Hưng nói.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết từ năm 2019, VCCI đã gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo nhanh về sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đấu thầu.

Từ kiến nghị của VCCI, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thành lập cơ quan rà soát chồng chéo pháp luật.

Bên cạnh đó, những vướng mắc liên quan đến pháp luật đất đai đã được phân tích và làm rõ tới 10 điểm trong Luật Đầu tư mới.

Đặc biệt, Thủ tướng, các bộ ngành, địa phương đã liên tục có những chỉ đạo quyết liệt để hỗ trợ hơn nữa các nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME